Ngành Quản lý Xây dựng - CƠ HỘI VÀ TRIỂN VỌNG

 

 

1. Nhu cầu thị trường ngành xây dựng:

Để thực hiện hóa mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì ngành xây dựng đã và đang trở thành ngành trọng điểm, có nhiệm vụ đi trước, mở đường, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng (các công trình xây dựng) để phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước. Do đó, nhu cầu về nguồn nhân lực ngành xây dựng được dự báo đã và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới;

 

Theo thống kê được công bố năm 2019 của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, hàng năm Việt Nam giành tới 30% - 40% GDP của cả nước cho đầu tư xây dựng. Mỗi năm, dự báo  nhu cầu nhân lực ngành xây dựng tăng thêm 400.000 - 500.000 người, đến năm 2030 sẽ cần tới 12 – 13 triệu người (tức là trong 10 năm nữa, chúng ta cần gấp đôi nhân lực xây dựng hiện nay);

 

Cũng theo Tổng hội Xây dựng Việt Nam, hiện nay, cả nước có hơn 7 triệu lao động đang làm việc trong ngành Xây dựng, con số này được cho là không đủ để đáp ứng nhu cầu nhân lực thực tế;

 

Như vậy, từ dữ liệu nêu trên, có thể dự báo:  Cơ hội việc làm trong ngành xây dựng trong thời gian tới là rất lớn,ở tất cả các vị trí khác nhau, từ lao động phổ thông đến vị trí đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, đào tạo chuyên nghiệp,…

 

2. Thừa thầy thiếu thợ:

Theo số liệu thống kê của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và Đô thị (Bộ Xây dựng), toàn ngành xây dựng, số lượng công nhân chỉ gấp hơn 2 lần số lượng cán bộ, viên chức. Mặt khác, năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ công nhân lao động cũng được đánh giá là còn nhiều hạn chế. Cụ thể, số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề chỉ chiếm tỷ lệ 11,8%; số thợ bậc cao (bậc 6,7) chỉ chiếm khoảng 7% nhân lực ngành;

 

Cũng theo số liệu của Bộ xây dựng, cơ cấu nguồn nhân lực của ngành (tỷ lệ cơ cấu kỹ sư, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân học nghề) là 1:1, 3:3; trong khi đó, với các nước trên thế giới, tỷ lệ này là 1:4:10;

 

Với tỷ lệ này, ngành xây dựng đang tồn tại tình trạng thừa thầy thiếu thợ.

 

Hàng năm, trong ngành xây dựng, hệ đại học tuyển sinh khoảng 7 nghìn người; cao đẳng trên 3 nghìn người; các trường đào tạo nghề khoảng 18 nghìn người;

 

Số lượng người được đào tạo nghề có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành và không cân đối giữa các trình độ đào tạo. Đào tạo ở bậc đại học tăng quá nhanh trong khi đào tạo cao đẳng, nghề tăng chậm hơn, làm cho cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ càng thêm bất hợp lý;

 

Từ số liệu nêu trên, có thể thấy, mặc dù cơ hội việc làm với ngành xây dựng thời gian tới là rất rộng mở nhưng rõ ràng sinh viên cao đẳng / trung cấp nghề sẽ có cơ hội việc làm vượt trội hơn so với các cấp đào tạo khác;

 

Vì vậy, lựa chọn một trường cao đẳng xây dựng để học sẽ là lựa chọn sáng suốt lúc này.

 

3. Tại sao lại là Trường Cao đẳng Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh:

Là trường công lập trực thuộc Bộ Xây dựng với bề dày lịch sử trên 40 năm đào tạo và phát triển.

- Là trường công lập Chất lượng cao (đã được Thủ tướng ký quyết định công nhận năm 2018) nên có thể yên tâm về chất lượng đào tạo của Trường;

 

- Trường đào tạo hầu hết các ngành nghề chính trong lĩnh vực xây dựng (16 ngành), trong đó có nhiều ngành là Ngành trọng điểm của Quốc tế (Công nghệ kỹ thuật xây dựng công trình, Công nghệ kỹ thuật Kiến trúc), Asean (Cấp thoát nước; Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng) và Quốc gia (Quản lý xây dựng,…);

 

- Trường có mức học phí thuộc nhóm thấp nhất ở TP.Hồ Chí Minh, chỉ giao động từ 4 – 5 triệu / học kỳ. Ngoài ra Trường còn có chế độ miễn, giảm học phí cho các ngành trọng điểm của Quốc tế, Asean, gia đình chính sách,…

 

- Trường có nhiều chương trình hợp tác Quốc tế hiệu quả và uy tín như Chương trình Đào tạo ngành Công nghệ Xây dựng Nhật Bản; Điện công nghiệp và Tự động hóa trong công nghiệp (Đức),…

 

- Trường liên kết với hầu hết các trường đại học lớn ở TP. Hồ Chí Minh để đào tạo liên thông đại học với số môn thi, thời lượng học được miễn giảm nhiều do chương trình đào tạo của Trường có giao thoa nhiều môn với các trường đại học lớn này.

 

=> Đặc biệt, Trường cam kết có việc làm cho tất cả sinh viên sau khi ra trường.

 

 

4. Ngành Quản lý Xây dựng - Trường cao đẳng Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh:

Nếu bạn đam mê và mong muốn trở thành một người quản lý trong lĩnh vực xây dựng, thì ngành Quản Lý Xây Dựng – Trường Cao đẳng Xây dựng TP. Hồ Chí Minh sẽ là một lựa chọn phù hợp, là bệ đỡ vững chắc cho hành trình thăng tiến của bạn. Đây là ngành học giao thoa giữa kinh tế và kỹ thuật, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới đô thị hóa – hiện đại hóa của đất nước.

 

4.1. Quản lý Xây dựng là gì?

- Quản lý xây dựng (tiếng Anh là Construction Management) là một dịch vụ chuyên nghiệp sử dụng các kĩ thuật chuyên môn, quản lý dự án để giám sát việc lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng một dự án, từ đầu công trình đến khi hoàn tất. Mục đích của Quản lý xây dựng là để kiểm soát thời gian của một dự án, chi phí và chất lượng. Quản lý xây dựng tương thích với tất cả các hệ thống phân phối dự án, bao gồm thiết kế - nhà thầu xây dựng, thiết kế xây dựng, quản lý độ an toàn và rủi ro và đối với các quan hệ đối tác;

 

- Hiểu một cách đơn giản, ngành Quản lý xây dựng chính là: tổ chức thực hiện và quản lý toàn bộ các công việc của dự án từ: lập dự án đầu tư, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng lập dự toán công trình, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng, giám sát thi công, nghiệm thu khối lượng, nghiệm thu công trình, thanh quyết toán…. sao cho quá trình thực hiện các công việc này đảm bảo: an toàn lao động, vệ sinh môi trường, đạt yêu cầu về chất lượng, tiến độ và tiết kiệm chi phí.

 

4.2. Ưu điểm ngành Quản lý Xây dựng tại HCC:

- Chương trình đào tạo thực tế: thiên về thực hành (thời gian thực hành lớn hơn thời gian học lý thuyết);

 

- Quá trình đào tạo gắn với nhu cầu thực tế: từ chương trình đào tạo, nội dung, phương pháp, thời gian giảng dạy, địa điểm thực tập,… được liên kết chặt chẽ với khối doanh nghiệp. Điều này giúp việc đào tạo theo sát được với nhu cầu thực tế, chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp…;

 

- Ứng dựng tiến bộ khoa học và công nghệ vào giảng dạy (ứng dụng phần mềm như Phần mềm dự toán / đấu thầu / thanh quyết toán; phần mềm quản lý dự án Project,…);

 

- Đội ngũ giáo viên có năng lực tốt, giàu kinh nghiệm thực tế, nhiệt huyết,…sẽ giúp sinh viên có những giờ học bổ ích, thú vị và thực tế;

 

=> Tất cả các ưu điểm trên sẽ giúp Ngành Quản lý xây dựng đào tạo ra các sinh viên với kiến thức, kỹ năng phù hợp với các vị trí việc làm mà thực tế đang đòi hỏi, sinh viên ra trường không phải mất nhiều thời gian làm quen với công việc, có thể đảm nhiệm được luôn công việc, không phải đào tạo bổ sung, đào tạo lại.

 

4.3. Hình thức xét tuyển:

Ngành Quản lý Xây dựng có 03 hình thức xét tuyển gồm:

 

 1. Theo kết quả kỳ thi THPT:

Tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp >= 8 điểm

 2. Xét tuyển theo học bạ lớp 12: 

Tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp dùng để xét tuyển >= 12 điểm

 3. Xét tuyển học bạ lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12:

Tổng điểm trung bình cả năm lớp 10 , 11, HK 1 lớp 12 của 3 môn tổ trong hợp >= 12 điểm

 

Các tổ hợp môn dùng để xét tuyển

 - A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)

 - A01 (Toán, Vật lý, Tiếng anh)

 - D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng anh)

 - D07 (Hóa học, Toán, Tiếng anh)

 

4.4. Thời gian đào tạo: 2.5 năm

 

4.5. Chương trình đào tạo:

Về cơ bản, sinh viên theo học ngành Quản lý xây dựng - Trường Cao đẳng Xây dựng TP.Hồ Chí Minh sẽ được trang bị hệ thống kiến thức chuyên ngành về quản lý dự án, bao gồm:

 

- Quản lý chi phí, quản lý tiến độ và chất lượng công trình;

 

- Quản lý công tác thi công trên công trường: tổ chức thi công, an toàn lao động, vệ sinh môi trường;

 

- Giao khoán sản xuất, tổ chức lao động, nghiệm thu công trình, thanh quyết toán vốn đầu tư;

 

- Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng;

 

- Quản lý hoạt động đấu thầu của dự án,…

 

=> Cụ thể, theo chương trình đào tạo ngành Quản lý xây dựng - Trường Cao đẳng Xây dựng TP.Hồ Chí Minh có các môn sau đây:

Lưu ý: Các môn trên có thể được thay đổi theo từng khóa theo quy định về Rà soát chương trình đào tạo

 

4.6. Kỹ năng và bằng cấp:

Sinh viên ra trường đạt được các kỹ năng sau:

 

- Lập, lựa chọn được phương án đầu tư, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư;

 

- Đọc hiểu được hồ sơ bản vẽ thiết kế; Tính toán được khối lượng các công việc trong thi công công trình;

 

- Tính được dự toán công trình;

 

- Lập được hồ sơ mời thầu xây dựng; đánh giá các hồ sơ dự thầu xây dựng;

 

- Lập Hồ sơ dự thầu, Lập được tiến độ thi công, biểu đồ nhân lực, tổng mặt bằng thi công;

 

- Sử dụng được phần mềm lập tiến độ dự án, lập hồ sơ dự toán, hồ sơ thanh quyết toán xây dựng công trình;

 

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

 

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề…

 

Bằng cấp: KỸ SƯ THỰC HÀNH

 

4.7. Vị trí việc làm:

Sinh viên ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí công việc sau:

 

- Làm Tư vấn Lập – phân tích, thẩm tra dự án đầu tư trong các doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng;

 

- Làm kỹ sư Lập, thẩm tra dự toán công trình trong các doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng;

 

- Làm kỹ sư Tư vấn đấu thầu / chuyên gia đấu thầu trong các doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng;

 

- Làm kỹ sư Thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng trong các doanh nghiệp xây dựng;

 

- Làm kỹ sư Giám sát công trường trong các doanh nghiệp xây dựng;

 

- Nhân viên kiểm soát khối lượng trong các doanh nghiệp xây dựng;

 

- Nhân viên kiểm soát chi phí đầu tư trong các doanh nghiệp xây dựng;

 

Nhân viên kỹ thuật xây dựng trong các doanh nghiệp xây dựng;

 

- Trợ lý kiểm toán trong các công ty kiểm toán xây dựng;

 

- Các cán bộ / nhân viên phòng, ban nghiệp vụ phù hợp với chuyên môn như: phòng Quản lý xây dựng, phòng Kế hoạch - đầu tư, phòng Kỹ thuật, phòng  Đấu thầu, thẩm định và giám sát đầu tư, phòng Quản trị vật tư - thiết bị, Phòng Quản lý kỹ thuật chất lượng, phòng quản lý hạ tầng,…;

 

- Làm chuyên viên quản lý dự án, quản lý kỹ thuật - chất lượng công trình… trong các cơ quan nhà nước (Về Xây dựng, Kế hoạch đầu tư), công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng;

 

- Làm cán bộ tại các phòng ban nghiệp vụ như: Ban/Phòng Quản lý dự án, phòng Kế hoạch - đầu tư, phòng Kỹ thuật, phòng Đấu thầu, thẩm định và giám sát đầu tư…

 

- Tham gia giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Trung cấp có chuyên ngành liên quan;…

 

Các vị trí công việc trên có thể được tuyển dụng ở các đơn vị sau:

- Các Doanh nghiệp xây dựng;

 

- Các tổ chức tư vấn xây dựng;

 

 - Nhà thầu thi công xây dựng;

 

- Các Cơ quan Nhà nước quản lý về hoạt động xây dựng như: Sở Xây dựng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình, Kho bạc nhà nước, Thanh tra xây dựng, Kiểm toán xây dựng,…

 

4.8. Cơ hội học tập nâng cao và Triển vọng thăng tiến:

Sinh viên ra trường có thể học liên thông lên Đại học như: Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM; Đại học kiến trúc TP.HCM; Đại học Bách khoa TP.HCM; Đại học Giao thông vận tải cơ sở 2 (TP. Thủ Đức); Đại học Giao thông vận tải TP.HCM;…

 

Sinh viên tích lũy đủ kinh nghiệm, hoàn thiện bằng cấp, chứng chỉ,… có thể đảm nhiệm các vị trí sau:

- Giám đốc xây dựng;

 

- Giám đốc Ban quản lý dự án;

 

- Trưởng các phòng / ban về quản lý dự án xây dựng trong các cơ quan nhà nước / công ty xây dựng;

 

- Chuyên viên / giám sát / Ban kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng;

 

- Thanh tra xây dựng;

 

- Kiểm toán xây dựng.

 

 

Nguồn: QLXD_HCC

 

 

 

Các bài viết liên quan

LỢI ÍCH KHI NHẬN TẤM BẰNG TỐT NGHIỆP KỸ SƯ THỰC HÀNH/CỬ NHÂN THỰC HÀNH TẠI HCMCC

Trường Cao đẳng Xây dựng Tp. HCM đã có gần 50 năm kinh nghiệm trong việc đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật ngành xây dựng và những ngành nghề liên quan. Trường được công nhận là một trong những trường đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Rất nhiều cựu sinh viên của HCMCC công nhận rằng việc nhận bằng kỹ sư/cử nhân thực hành từ HCMCC...

HCMCC – CƠ HỘI HỌC PHÍ 0 ĐỒNG KHÔNG THỂ BỎ QUA

Bạn đang tìm kiếm một cơ hội để theo đuổi giấc mơ học tiếp lên Đại học, Cao đẳng sau khi tốt nghiệp THPT mà không phải lo lắng về học phí? Hãy đến với trường Cao đẳng Xây dựng Tp. HCM (HCMCC) ngay hôm nay! HCMCC tự hào thông báo về chương trình miễn, giảm học phí và học bổng hấp dẫn cho năm 2024.

QUẢN LÝ TOÀ NHÀ - LĨNH VỰC KHÁT NHÂN LỰC

Những năm gần đây, do tốc độ đô thị hóa cao, các tòa nhà cao tầng với công năng làm nhà ở, công sở, văn phòng… phát triển mạnh kéo theo nhu cầu dịch vụ quản lý tòa nhà mang tính chuyên nghiệp. Nghề Quản lý tòa nhà vì thế đang khát nhân lực. Tuy nhiên, nghề Quản lý tòa nhà yêu cầu lao động được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và có những kĩ năng...

SINH VIÊN NGÀNH CNKT VẬT LIỆU XÂY DỰNG KIẾN TẬP THỰC TẾ TẠI DOANH NGHIỆP

Thực hiện theo đúng tôn chỉ đào tạo “Học để đi làm và thăng tiến”, trong tháng 4/2023, Bộ môn Vật liệu xây dựng (Trường Cao đẳng Xây dựng Tp.HCM – HCC) đã tổ chức cho sinh viên năm cuối (khoá 2021) chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng đi kiến tập thực tế tại Công ty Kính nổi Viglacera và Công ty Xi măng INSEE.

KỸ SƯ THỰC HÀNH CẤP THOÁT NƯỚC

Kỹ sư cấp thoát nước là một công việc không quá xa lạ với nhiều người và hiện nay đi kèm với nhu cầu cao của xã hội cùng với những vấn đề cấp bách về nguồn nước sạch cần được giải quyết thì công việc này ngày càng phổ biến hơn. Thực trạng hiện nay cho thấy nhu cầu tuyển dụng kỹ sư cấp thoát nước ngày càng tăng cao, mở ra cơ hội việc...
Tư vấn tuyển sinh
  • Ngành nghề tư vấn
  • Họ và tên
  • Điện thoại
  • Khu vực